Quyền của người sử dụng đất và căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai
Thửa đất là gì? Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tôi có ghi: số thửa 75, diện tích 4817m2, mục đích sử dụng: đất trồng lúa. Như vậy, tôi có được quyền sử dụng đúng với diện tích được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Khi có xảy ra tranh chấp giữa hai bên đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải căn cứ vào đâu để giải quyết tranh chấp? Xin cảm ơn.
Gửi bởi: Đặng Vĩnh Yên
Trả lời có tính chất tham khảo
1. Thửa đất
Theo Điều 4 Luật Đất đai về giải thích từ ngữ thì: Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Thửa đất được đánh số theo thứ tự và được thể hiện trên Bản đồ địa chính và Sổ mục kê đất đai lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Việc xác định thửa đất được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, cụ thể:
* Thửa đất mà trên đó có một mục đích sử dụng đất được xác định trong các trường hợp sau:
- Thửa đất có ranh giới xác định trong quá trình sử dụng đất;
- Thửa đất có ranh giới được xác định khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;
- Thửa đất có ranh giới được xác định khi hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất (gọi là hợp thửa) hoặc tách một thửa đất thành nhiều thửa đất (gọi là tách thửa) do yêu cầu của quản lý hoặc yêu cầu của người sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
* Thửa đất mà trên đó có nhiều mục đích sử dụng đất được xác định trong các trường hợp sau:
- Trường hợp mà xác định được ranh giới phân chia giữa các mục đích sử dụng thì thửa đất được xác định theo từng mục đích sử dụng;
- Trường hợp có mục đích sử dụng chính và các mục đích sử dụng phụ được sử dụng theo mùa vụ trong năm hoặc sử dụng đồng thời trên diện tích đất đó thì thửa đất được xác định như quy định tại nêu trên và phải xác định mục đích sử dụng chính và mục đích sử dụng phụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 45 của Nghị định này.
2. Quyền của chủ sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai). Người sử dụng đất được thực hiện quyền của chủ sử dụng (trong đó có quyền sử dụng đất) đối với toàn bộ thửa đất đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng theo mục đích được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 105 Luật Đất đai quy định về các quyền chung của người sử dụng đất như sau: Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây:
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;
- Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Liên Quan; Sổ đỏ, Làm sổ đỏ, xin sổ đỏ. tách sổ đỏ, cấp sổ đỏ, làm sổ hồng. Luật sư, Luật sư việt nam.
Liên Quan; Sổ đỏ, Làm sổ đỏ, xin sổ đỏ. tách sổ đỏ, cấp sổ đỏ, làm sổ hồng. Luật sư, Luật sư việt nam.
3. Căn cứ giải quyết tranh chấp về đất đai
Khi giải quyết tranh chấp về đất đai, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn để giải quyết. Ngoài ra, như đối với trường hợp bạn nêu, cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ xem xét tới hồ sơ địa chính về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lưu tại cơ quan cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ, tài liệu chứng minh mà các bên liên quan cung cấp.
Các văn bản liên quan: